Trĩ là bệnh lý hậu môn trực tràng có số người mắc khá đông. Bệnh hình thành khi các tĩnh mạch ở hậu môn bị sưng phồng quá mức và tạo thành các búi trĩ ở hậu môn. Thông tin cụ thể về bệnh trĩ, triệu chứng, phương pháp phòng và điều trị bệnh sẽ được chúng tôi cung cấp chi tiết qua bài viết này.
Trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom, được hình thành khi các tĩnh mạch ở hậu môn bị sưng phồng quá mức, và tạo thành các búi trĩ. Hầu hết những trường hợp mắc phải các bệnh ở hậu môn thì đều liên quan đến bệnh trĩ.
Ai cũng có nguy cơ bị bệnh trĩ nhưng hay gặp hơn cả phụ nữ có thai, người già, người thường xuyên đứng lâu hoặc ngồi nhiều, lười vận động…đặc biệt là những người bị táo bón kinh niên hay rặn mạnh khi đại tiện.
Bệnh trĩ được phân thành ba loại trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Đầu tiên thường là bị trĩ nội và trĩ ngoại về sau không điều trị dứt điểm thì sẽ chuyển thành trĩ hỗn hợp.
Đây là cách dễ dàng nhất để nhận biết búi trĩ ở hậu môn. Khi búi trĩ hình thành xung quanh hậu môn sẽ xuất hiện các cục thịt thừa. Khi sờ tay vào sẽ có cảm giác gợn gợn. Nếu chạm mạnh sẽ thấy hơi đau, mỗi lần đi đại tiện sẽ có cảm giác đau rát. Đó là dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ khá rõ ràng.
Búi trĩ hình thành ở hậu môn sẽ khiến quá trình đào thải phân khó hơn. Hoặc nếu có va chạm giữa phân và búi trĩ thì sẽ có máu xuất hiện kèm với chất thải theo phân ra bên ngoài. Quan sát sẽ thấy tia máu bắn ra bên ngoài bồn cầu.
Vì có búi trĩ xuất hiện nên khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy cộm vướng, ngứa ngáy và khó chịu tại hậu môn. Thậm chí là ẩm ướt do tiết ra dịch mủ. Hậu môn luôn trong tình trạng ngứa ngáy và khó chịu.
Người bệnh cảm nhận rõ rệt búi trĩ thường xuyên sa ra bên ngoài hậu môn. Búi trĩ càng lớn thì càng sa ra nhiều. Thậm chí tần suất búi trĩ có thể sa ra bất cứ khi nào không chỉ riêng lúc đại tiện.
Khi búi trĩ to dần lên sẽ thường xuyên mang đến cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đau đớn suy kiệt vì máu chảy quá nhiều. Dần dần tạo ra tâm lý bất an và mệt mỏi ở người bệnh.
Do khi đại tiện máu sẽ bắn ra ngoài nhiều hơn, nhất là khi các búi trĩ đã to hơn trước nhiều lần. Một số bệnh nhân còn có dấu hiệu viêm nhiễm nặng nề ở khu vực hậu môn. Chất lượng cuộc sống sẽ bị suy giảm trầm trọng.
Dựa vào triệu chứng và tính chất của búi trĩ mà phân loại bệnh trĩ theo từng cấp độ của trĩ nội và trĩ ngoại như sau
Nếu các xoang tĩnh mạch bên dưới trực tràng phồng to, búi trĩ hình thành bên dưới đường lược thì được gọi là trĩ ngoại. Đặc điểm:
Búi trĩ xuất phát bên dưới đường lược.
Bề mặt là các lớp biểu mô lát tầng.
Có dây thần kinh cảm giác.
Biến chứng: thuyên tắc gây đau, có mẩu da thừa.
Trĩ ngoại được chia thành 4 thời kỳ
+trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn.
+trĩ lòi ra ngoài với các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo.
+trĩ bị viêm và nhiễm trùng, gây ngứa và đau.
Các xoang tĩnh mạch phía trên trực tràng phồng to, trĩ hình thành phía trên đường lược thì gọi là trĩ nội. Đặc điểm của bệnh trĩ nội:
Búi trĩ xuất phát bên trên đường lược.
Bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn.
Không có dây thần kinh cảm giác.
Biến chứng: chảy máu, sa nghẹt, viêm da quanh hậu môn…
4 thời kỳ của bệnh trĩ nội:
+búi trĩ chưa ra ngoài,đại tiện ra máu đỏ tươi. Nhiều trường hợp máu chảy nhiều còn gây thiếu máu.
+khi đại tiện búi trĩ lòi ra ngoài nhưng vẫn tự co lên được.
+khi đại tiện, búi trĩ lòi ra ngoài nhưng không tự co lên được, phải lấy tay đẩy mới vào.
+trĩ thường xuyên sa ra bên ngoài, đẩy tay cũng không vào, búi trĩ ngoằn ngoèo.
Bài viết bạn có thể quan tâm>>
Địa chỉ phòng khám đa khoa Bảo Việt ở đâu Nam Định
Khám chữa sùi mào gà ở đâu Nam Định tốt nhất
Nên chữa bệnh trĩ ở đâu Nam Định hiệu quả nhất
Bệnh táo bón nguyên nhân và cách điều trị?
Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh trĩ là giữ cho phân mềm để chúng dễ dàng đi qua ống hậu môn. Cụ thể các biện pháp phòng tránh bệnh trĩ như sau:
-Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ: trái cây, rau củ quả. Chất xơ có trong rau củ, quả, ngũ cốc sẽ giúp làm mềm phân. Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống để tránh xì hơi quá mức.
-Uống nhiều nước: nên uống từ đủ 2-2,5l nước mỗi ngày bao gồm nước lọc, các loại nước hoa quả khác.
– Không rặn mạnh khi đi cầu vì nếu cố gắng rặn mạnh sẽ tạo áp lực lớn lên hậu môn, làm cho các búi trĩ phình to và chảy máu.
-Đại tiện ngay khi có nhu cầu. Nếu trì hoãn nhu cầu đại tiện, phân sẽ ứ đọng trong hậu môn và gây táo bón.
-Duy trì vận động thể dục thể thao hàng ngày để ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn trực tràng.
-Tránh ngồi nhiều, đứng quá lâu một chỗ vì có thể làm gia tăng tình trạng các búi trĩ.
-Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh trĩ là luôn giữ cho phân mềm. Hãy ăn nhiều trái cây, rau củ quả và uống nhiều nước.
Có hai phương pháp chính để điều trị bệnh trĩ bao gồm: nội khoa và phẫu thuật ngoại khoa.
Áp dụng cho những trường hợp bệnh nhân bị trĩ nhẹ, búi trĩ chưa phát triển và chưa gây ra những triệu chứng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Phương pháp điều trị nội khoa chủ yếu bao gồm sử dụng thuốc bôi, thuốc rửa và thuốc uống nhằm ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các búi trĩ. Giảm đau đớn ở hậu môn, giúp đại tiện được dễ dàng hơn.
Những trường hợp bị trĩ nặng hoặc đã áp dụng phương pháp nội khoa mà không có hiệu quả thì sẽ can thiệp bằng phẫu thuật. Trong phẫu thuật búi trĩ các bác sĩ đều đánh giá cao hiệu quả của phương pháp xâm lấn tối thiểu HCPT hoặc PPH.
-Phẫu thuật HCPT: là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu điều trị bệnh trĩ bằng sóng cao tần. Lợi dụng nguyên lý sản sinh nhiệt của điện trường sóng cao tần để làm đông và ngăn chặn máu nuôi các búi trĩ. Do không được cung cấp nguồn máu nuôi các búi trĩ sẽ khô lại và tự rụng đi mà không cần can thiệp. Thời gian tiểu phẫu ngắn, hiệu quả cao và hạn chế biến chứng không mong muốn.
-Phẫu thuật bằng PPH: còn được gọi là kỹ thuật thắt vùng niêm mạc búi trĩ. Phương pháp này sẽ cắt bỏ vùng đai niêm mạc trực tràng đồng thời sẽ khôi phục lại vị trí của các tổ chức bên trong hậu môn bị sa xuống. Với ưu điểm là độ an toàn cao, vết thương nhỏ, không đau đớn, không để lại sẹo.
Trĩ có thể gây mất máu, dần dần làm bệnh nhân suy kiệt hoặc gây ra các biến chứng sau:
-Chảy máu nhiều lần và kéo dài gây thiếu máu.
-Sa trực tràng và nghẹt búi trĩ.
-Hình thành huyết khối búi trĩ, đôi khi cả khối tĩnh mạch trĩ.
-Rối loạn chức năng cơ thắt như cơ thắt yếu, không giữ được phân và hơi, co cơ thắt hoặc vỡ búi trĩ ngoại.
-Gây ra các bệnh lý thứ phát đi kèm như nứt kẽ hậu môn, viêm ngứa hậu môn trực tràng, gây áp xe hoặc rò quanh hậu môn trực tràng.
-Biến chứng nặng nề như gây nghẽn mạch, nhiễm khuẩn máu, thậm chí ung thư hậu môn trực tràng.
Đa khoa Bảo Việt Nam Định là một phòng khám hậu môn trực tràng uy tín được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn để điều trị bệnh trĩ. Không những luôn đi đầu triển khai các phương pháp điều trị mới cho hiệu quả cao, phòng khám còn có nhiều thế mạnh nổi bật khác:
Là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực điều trị các bệnh hậu môn trực tràng. Với trên 30 năm kinh nghiệm thăm khám lâm sàng, kết hợp với thiết bị máy móc hiện đại. Hứa hẹn mang đến kết quả điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Phòng khám đa khoa Bảo Việt đã được cấp giấy phép kiểm duyệt của cơ quan chức năng. Thực hiện công khai, minh bạch hoạt động thăm khám và điều trị bệnh. Đặc biệt trong lĩnh vực điều trị bệnh hậu môn trực tràng phòng khám luôn được đánh giá cao về tính an toàn, chất lượng.
Phòng khám cam kết thu phí điều trị minh bạch, hợp lý, tương xứng với hiệu quả điều trị bệnh.
Đặc biệt còn có nhiều ưu đãi hấp dẫn giúp người bệnh được chữa bệnh với giá tiết kiệm như:
Miễn giảm 100% phí khám lâm sàng với các chuyên gia hàng đầu.
Giảm 30% chi phí điều trị.
Giảm 50% chi phí phẫu thuật trĩ
Phòng khám đa khoa Bảo Việt làm việc không ngày nghỉ. Kể cả ngày lễ ngày tết phòng khám đều làm việc như ngày thường. Ngoài ra khung giờ khám chữa bệnh cũng rất linh hoạt. Làm việc từ 8h sáng đến 8h tối nên cực kỳ thuận tiện cho khách hàng bận rộn.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh trĩ,triệu chứng, tác hại, phương pháp điều trị và địa chỉ chữa trĩ an toàn. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn bệnh nhân có thể click chuột vào khung tư vấn. Các chuyên gia của phòng khám đa khoa Bảo Việt sẽ giải đáp và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.